Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Trang chủTrang chủ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Liên quân lúng túng?

Go down 
Tác giảThông điệp
NVC
Admin
NVC


Tổng số bài gửi : 119
Join date : 29/03/2011
Age : 32
Đến từ : Quảng Trị

Liên quân lúng túng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Liên quân lúng túng?   Liên quân lúng túng? EmptyWed 30 Mar - 4:15

QĐND - Cách đây 10 ngày, ngay sau khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết số 1973 cho phép lập vùng cấm bay đối với Li-bi trong nỗ lực ngăn chặn xung đột nội bộ ở đất nước Bắc Phi này, lập tức 3 trong 5 nước thành viên thường trực HĐBA, gồm Mỹ, Anh và Pháp (trừ Nga và Trung Quốc) đã tiến hành ngay chiến dịch can thiệp quân sự vào Li-bi. Lý do tiến hành can thiệp quân sự mang tên “Bình minh Odyssey" được giải thích là để thực hiện nghị quyết và “bảo vệ” thường dân Li-bi trước những cuộc tấn công quân sự của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi. Một cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài vào một quốc gia có chủ quyền được tổ chức thực hiện nhanh chóng đến bất ngờ. Các nước tham gia chiến dịch đã lợi dụng danh nghĩa cộng đồng quốc tế để can thiệp quân sự với cớ bảo vệ thường dân nhưng lại gây ra những thảm hoạ mới cho không ít thường dân khác ở Li-bi. Không ngạc nhiên khi chiến dịch này đã gây chia rẽ ngay trong các nước tham chiến, giữa các lực lượng ủng hộ can thiệp quân sự vào Li-bi, đồng thời cũng vấp phải sự phản đối gay gắt từ dư luận quốc tế.
Liên quân lúng túng? 280311ha49205006140
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Hàng trăm quả tên lửa Tomahawk và nhiều bom đạn đã trút xuống các mục tiêu ở Li-bi, làm vô hiệu hoá gần như hoàn toàn lực lượng phòng không và không quân của Li-bi. Giờ đây, máy bay chiến đấu của liên quân có thể tự do bay trên bầu trời Li-bi mà không bị đe doạ. Về nguyên tắc, nếu coi đó là những cuộc không kích nhằm bảo đảm cho việc thiết lập vùng cấm bay, thì chiến dịch dọn đường này đã đạt được mục tiêu đề ra. Thế nhưng, các cuộc không kích vẫn tiếp diễn. Trên thực tế, không ít các công trình hạ tầng, kinh tế, dân sự ở Li-bi cũng trở thành mục tiêu tấn công. Thậm chí, một dinh thự của ông Ca-đa-phi cũng đã bị san phẳng. Hàng trăm người, bao gồm cả thường dân đã bị thương vong. Nhờ vào “những thành quả” can thiệp của lực lượng liên quân, lực lượng chống chính phủ ở Li-bi đã bắt đầu tiến hành các cuộc phản công quân chính phủ nhằm chiếm một số thành phố trọng yếu. Nguy cơ nội chiến đang thực sự đe doạ Li-bi. Nhiều gia đình, trong đó có cả những phụ nữ và trẻ em phải sơ tán khỏi một số thành phố để lánh nạn trước các cuộc không kích của liên quân và các cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và chống chính phủ ở Li-bi. Chính phủ Li-bi tố cáo mục tiêu của liên quân không phải là bảo vệ dân thường như họ tuyên truyền, mà trên thực tế là nhằm tạo lợi thế cho lực lượng chống chính phủ. Thứ trưởng Ngoại giao Li-bi Kha-lết Ca-im (Khaled Kaim) lên án phương Tây đang tìm cách đẩy Li-bi vào một cuộc nội chiến.

Chiến dịch quân sự vẫn chưa dừng lại, nhưng sau 10 ngày can thiệp quân sự vào Li-bi, các nước phương Tây dường như đang lúng túng vì chưa hạ bệ được ông Ca-đa-phi như những “tối hậu thư” được phát đi bởi Oa-sinh-tơn, Pa-ri và Luân Đôn ngay trước khi chiến dịch can thiệp quân sự bắt đầu. Không những không đầu hàng, ông Ca-đa-phi còn tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng. Với một nghị quyết được HĐBA thông qua cuối tháng 2, cấm nhập cảnh với ông Ca-đa-phi, có thể thấy ông Ca-đa-phi sẽ không từ bỏ quyền lực để sang bất cứ quốc gia thành viên LHQ nào khác để lưu vong, như một đề nghị gần đây của Ngoại trưởng I-ta-li-a.

Lực lượng chống chính phủ ở Li-bi đang được trợ giúp từ bên ngoài, nhưng chưa đủ mạnh để đương đầu với lực lượng trung thành với ông Ca-đa-phi. Nếu tiếp tục mục tiêu lật đổ bằng được ông Ca-đa-phi thì các nước phương Tây phải tính toán để thực hiện cả những cách khác, thậm chí không loại trừ khả năng phải đổ quân vào Li-bi. Nhưng, đổ quân vào thì quá mạo hiểm và càng bị phản đối quyết liệt hơn. Trong bối cảnh ấy lại xuất hiện những rắc rối và chia rẽ trong việc đùn đẩy gánh nặng chỉ huy chiến dịch can thiệp quân sự từ Mỹ sang NATO. Hơn thế nữa, bản chất của chiến dịch can thiệp quân sự nhằm “bảo vệ thường dân” ở Li-bi đang ngày càng bị nghi ngờ và phản đối, thậm chí đang bị “bóc mẽ” ngay từ nội bộ Mỹ, Anh và Pháp.

Việc Mỹ kiên quyết từ bỏ chiếc gậy chỉ huy trong chiến dịch can thiệp vào Li-bi cho thấy tính phức tạp của “phi vụ” này. Thượng Nghị sĩ Mỹ Giôn Mắc-kên (Đảng Cộng hoà) đã nói: "Không ngạc nhiên khi người Mỹ cảm thấy hoang mang về chính sách Li-bi của chính phủ Mỹ. Một mặt họ nói đây là chiến dịch nhân đạo, mặt khác họ lại nói rằng Ca-đa-phi phải ra đi". Hôm nay, 29-3, tại Luân Đôn, sẽ diễn ra một hội nghị quốc tế do Anh tổ chức để bàn về chiến dịch quân sự ở Li-bi, bàn cách thức nhằm chấm dứt sự lãnh đạo của ông Ca-đa-phi.

Như vậy, vấn đề nhân quyền đã được lợi dụng triệt để nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Li-bi, một quốc gia có chủ quyền là thành viên của LHQ. Chiến dịch can thiệp quân sự để “bảo vệ” thường dân trước các cuộc tấn công của quân chính phủ Li-bi lại gây ra những thảm hoạ nhân đạo mới. Ý định dùng sức ép kinh tế, chính trị và quân sự nhằm cô lập và nhanh chóng lật đổ nhà lãnh đạo Ca-đa-phi không dễ dàng.

Kim Tôn
Về Đầu Trang Go down
https://qc04c.forumvi.com
 
Liên quân lúng túng?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính/ Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
» Cõng hổ trên lưng chạy bộ suốt 1 tuần
» Slide Quản Trị Học
» Tóm tắt các chương quản trị học
» Đăng kí học quân sự NV2 - 3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Tin tức :: Tin Tức Thi Cử - Việc Làm-
Chuyển đến