Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Trang chủTrang chủ  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 tóm tắt chương 6 - 8

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
anhthu18180
Thành viên mới
Thành viên mới
anhthu18180


Tổng số bài gửi : 3
Join date : 31/05/2011
Age : 32
Đến từ : Đà Nẵng

tóm tắt chương 6 - 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: tóm tắt chương 6 - 8   tóm tắt chương 6 - 8 EmptyTue 31 May - 12:13


TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 6 (Tổng cung và chu kỳ kinh doanh)
1. Có thể mô tả thị trường lao động gồm cung lao động (Sn) và cầu lao động (Dn). Cung, cầu về lao động sẽ xác định mức giá cả “lao động” (tiền công tiền lương thực tế (Wr)
2. Khái niệm cầu về lao động: Cầu về lao động cho biết các hãng kinh doanh cần bao nhiêu lao động tương ứng với mỗi mức tiền công thực tế, trong các điều kiện khác như vốn, tài nguyên,... không đổi.
3. Tiền công tiền lương thực tế (Wr) Tiền công tiền lương thực tế biểu thị khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà tiền công tiền lương danh nghĩa có thể mua được tương ứng với mức giá cả đã cho.
Wr = Wn/P
Trong đó: Wr: tiền công tiền lương thực tế
Wn: tiền công tiền lương danh nghĩa
P: mức giá cả chung
4. Khái niệm cung về lao động: là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể cung ứng, tương ứng với từng mức lương thực tế
5. Đường cung về lao động là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng lao động ứng với từng mức lương thực tế trên trục toạ độ, trục tung là mức tiền công tiền lương thực tế, trục hoành là số lượng lao động.
6. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này quyết định vị trí, độ dốc của các đường tổng cung, tổng cầu.
- Về phía cung, giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong thời gian ngắn hạn.
- Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linh hoạt, dẫn đến tiền công thực tế sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn cân bằng. Nên nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng nhân công, không có thất nghiệp không tự nguyện.
- Trái lại, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công danh nghĩa không hoàn toàn linh hoạt, thậm trí trong trường hợp cực đoan chung không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cứng nhắc không thay đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
- Do có những quan điểm khác nhau về sự vận động của giá cả, tiền công, nên các nhà kinh tế học cổ điển và các nhà kinh tế học trường phái Keynes có những quan điểm khác nhau về đường tổng cung trong ngắn hạn.
7. Đường tổng cung ngắn hạn theo trường phái cổ điển là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng.
8. Đường tổng cung theo trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường này cho biết các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi số lượng sản phẩm ở mức giá đã cho (P*).
9. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp ba mối quan hệ sau đây:
(1) Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm
(2) Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công
(3) Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả
10. Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm này thể hiện số lượng lao động thay đổi thì sản lượng thay đổi thế nào trong ngắn hạn. Có thể mô tả mối quan hệ này thông qua hàm sản xuất. Hàm sản xuất trong ngắn hạn có dạng như sau:
Y = f(N,...)
Trong đó: Y là sản lượng
N: là lao động được sử dụng của nền kinh tế
...: là các yếu tố đầu vào khác.
11. Quan hệ giữa việc làm và tiền công được mô tả bằng đường Phillips đơn giản có dạng sau
W = W-1(1- εU) (*)
Trong đó: W tiền công tiền lương thực tế giai đoạn này
W-1: Tiền công tiền lương thực tế giai đoạn trước
ε : Hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp.
U: Tỷ lệ thất nghiệp
U = 1 - N/N*
N: Số lao động thực tế được sử dụng của nền kinh tế
N*: Số lao động ở mức toàn dụng nhân công
Mặt khác giữa tiền công và lao động cung có mối quan hệ, mối quan hệ này thể hiện rõ nếu thay N và N* bằng hàm số sau
N = a Y
N* = a Y*
a: là số đơn vị lao động được sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản lượng.
Thay vào hàm số (*)
W = W –1 [ 1 – ε(1- N/N*)]
W = W –1 [ 1 – ε(1- aY/aY*)]
W = W –1 [ 1 + ε(1- Y/Y*)]
W = W –1 [ 1 – ε(Y/Y* -1)] (**)
Như vậy, sản lượng thực tế càng cao hơn so với mức sản lượng tiềm năng thì tiền công cũng càng cao. Còn sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì tiền công thực tế giai đoạn sau sẽ thấp hơn mức tiền công thực tế giai đoạn trước.
12. Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả
Theo cách định giá đơn giản, thì giá của sản phẩm sẽ bằng chi phí công thêm với phần lợi nhuận định mức.
P = aW(1 + f) (***)
Trong đó P: giá cả sản phẩm
aW: chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
f: Tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận trên chi phí)
Thay (**) vào biểu thức (***) ta có
P = a (1+ f) W-1 [ 1 + ε (y /y*-1) ] (****)
Biểu thức (****) này cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản lượng.
13. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
P-1 = a (1 +f) W-1
λ = ε/Y*
P = P-1 [ 1+ λ(Y – Y*) (*****)
Biểu thức (*****) chính là biểu thức mô tả đường tổng cung thực tế trong ngắn hạn một cách giản đơn. Đây là đường tổng cung của một nền kinh tế mà giá cả không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng chiều với sản lượng tăng. Giá cả còn phản ánh sự điều chỉnh diễn ra trên thị trường lao động. Đường tổng cung ngắn hạn có ba tính chất sau:
(1) Độ dốc của đường tổng cung phụ thuộc vào hệ số λ = ε/Y*
(2) Vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu trong thời kỳ trước (P-1). Đường tổng cung ngắn hạn sẽ cắt mức sản lượng tiềm năng tại mức giá P-1.
(3) Đường tổng cung dịch chuyển theo thời gian, Phụ thuộc vào mức sản lượng. Nếu mức sản lượng kỳ này cao hơn mức sản lượng tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ tăng
14. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt tại điểm E0, tương ứng với mức giá cả P0. Nếu không có lực lượng nào tác động đến E0 làm nó thay đổi vị trí, thì nền kinh tế luôn duy trì được trạng thái cân bằng này.
15. Điểm cân bằng E0 phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là:
Vị trí của đường tổng cung (AS), và vị trí của đường tổng cầu (AD). Khi một trong hai đường này hoặc cả hai đường này thay đổi vị trí thì điểm cân bằng E0 sẽ thay đổi.
Độ dốc của đường AS và AD. Trong trường hợp đường AS nằm ngang, sự dịch chuyển vị trí của đường tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi sản lượng. Trong trường hợp đường AS thẳng đứng sự dịch chuyển tổng cầu chỉ dẫn đến sự thay đổi mức giá.
16. Sự điều chỉnh trong ngắn hạn
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và toàn dụng nhân công tại điểm E0 ứng với mức sản lượng Y0 và mức giá là P0. Bây giờ tổng cầu đột ngột tăng lên (chẳng hạn tại lượng tiền danh nghĩa tăng lên). Đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển lên trên và sang phía phải (từ AD sang AD’), cán cân tiền tệ thực tế tăng, dẫn đến cầu tăng, các hãng tăng thêm sản lượng một cách tương ứng cho đến khi đạt trạng thái cân bằng là E, với mức sản lượng là Y1 và mức giá là P1. Một trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại điểm cân bằng E1 cả mức sản lượng và mức giá đều tăng. Mức độ tăng của giá cả và sản lượng hoàn toàn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung (AS). Sự điều chỉnh ngắn hạn được mô tả ở hình 6.8
17. Sự điều chỉnh trung hạn
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E1, không phải mọi việc đã kết thúc.Do sản lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng dẫn đến AS dịch chuyển tới AS1 phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được xác lập tại điểm E2. So với điểm E1 thì tại E2 sản lượng đã giảm đi còn giá cả tăng lên.
18. Sự điều chỉnh dài hạn
Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá mức sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển lên phía trên và sang bên trái. Kết quả là sản lượng tiếp tục giảm đến mức toàn dụng nhân công Y = Y*. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn tại mức sản lượng tiềm năng và điểm cân bằng là điểm E3
Tại E3, giá cả đã được điều chỉnh kịp thời với sự tăng lên của sản lượng tiềm năng danh nghĩa. Cán cân tiền tệ thực tế và lãi suất trở lại vị trí ban đầu.
19. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) chỉ diễn ra theo trình tự từ mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Trình tự này sẽ đảo ngược lại nếu có một tác động nhằm thu hẹp tổng cầu.
20. Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài nên đã mở rộng ra một không gian nhất định để Nhà nước can thiệp vào thị trường thông qua chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Nhằm giữ cho nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng.
21. Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh, thường phân chia các nhân tố gây ra chu kỳ kinh doanh làm hai loại.
- Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế: Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế như là chính trị, thời tiết, dân số, chiến tranh,... gây nên những cú sốc ban đầu. Những cú sốc này sau đó truyền vào nền kinh tế.
- Các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế: Các yếu tố bên trong vốn chứa đứng những yếu tố gây ra chu kỳ kinh doanh, phản ứng lại khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại.
22. Một trong những cơ chế gây ra chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số nhân của Kyenes và nhân tố gia tốc.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 7 (Thất nghiệp và lạm phát )
1. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp
Người trong độ tuổi lao động: Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định được nghi trong hiến pháp của mối nước. Ở Việt Nam được ghi trong hiến pháp năm 1992
Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm
Người có việc làm: Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, trong các tổ chức xã hội và có thu nhập
Người thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động đang tìm kiếm việc làm những chưa tìm kiếm được
Người ngoài lực lượng lao động: Người ngoài lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động bao gồm người đi học, người nội trợ, ốm đau không đủ sức khoẻ để lao động, người bị tước quyền lao động, những người không muốn tìm kiếm việc làm với những lý do khác nhau
Người ngoài độ tuổi lao động: Là trẻ em chưa đến tuổi lao động, người già đã nghỉ hưu. Hiến Pháp Việt Nam quy định trẻ em dưới 16 tuổi không được tham gia lao động, người Nam lớn hơn 60 tuổi, nữ lớn hơn 55 tuổi là hết tuổi lao động. Trừ một số nghề nghiệp và điều kiện nhất định tuổi nghỉ hưu có thể được kéo dài.
2. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp là (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của mỗi một quốc gia. Cũng vì thế mà có những quan điểm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán.
3. Thất nghiệp là một hiện tượng cần được phân loại để hiểu rõ về tình trạng thất nghiệp. nhìn chung thất nghiệp có thể được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau đây
- Phân loại thất nghiệp theo hình thức thất nghiệp
- Phân loại theo lý do thất nghiệp.
- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện
- Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người tự nguyện không muốn làm việc do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình. Giả thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung lao động.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp thường do tổng cầu suy giảm dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp
4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng tại điểm (E)
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thất nghiệp tự nhiên được chia làm 2 nhóm nhân tố cơ bản là: Khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp
- Khoảng thời gian thất nghiệp
- Tần số thất nghiệp
6. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
- Các biện pháp đối với thất nghiệp tự nhiên
- Các biện pháp đối với thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp thiếu cầu)
7. Khái niệm về lạm phát Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi. Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian.
8. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu của nền kinh tế trong mộtthời kỳ nào đó
IP = Σip. d
Trong đó: IP: Chỉ số giá cả của giỏ hàng hoá
ip: Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng
d: Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại
Nhóm hàng trong giở sẽ có Σ d = 1 nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội
9. Chỉ số giá cả sản xuất phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là sự biến động của chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động hàng hoá trên thị trường

10. Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ, Quy mô và biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau :

11. Quy mô lạm phát: Người ta thường chia lạm phát thành ba loại mức độ của tỉ lệ lạm phát là lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát
12. Tác hại của lạm phát
- Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng.
- Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa cố định (ví dụ tiền mặt) và những người làm công ăn lương.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên và trái lại cũng có những doanh nghiệp và ngành nghề suy sụp, thậm chí phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh.
13. Các lý thuyết về lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế, và các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp và mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát. Vì vậy có thể khái quát một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì thúc đẩy lạm phát.
- Lạm phát cầu kéo.
- Lạm phát chi phí đẩy
- Lạm phát dự kiến
- Lạm phát và tiền tệ
- Lạm phát và lãi suất
14. Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh của nền kinh tế thị trường. Liệu chúng có mối quan hệ đánh đổi trong ngắn hạn, dài hạn cho tới nay vẫn chưa thấy có mối liên hệ nào
- Đường Phillips ban đầu có dạng gp = -ε (u - u*) [1]
Trong đó: gp = tỷ lệ lạm phát
U = tỷ lệ thất nghiệp thực tế
U* = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Đường Phillips mở rộng
gp = gpe - ε (u - u*) [2]
Trong đó: gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến
Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến.
- Đường Phillips dài hạn
Trong dài hạn tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nghĩa là:
0 = - ε (u - u*) [3]
Hay là u = u*
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
15. Các biện pháp khắc phục lạm phát, trong lịch sử của mình các nước trên thế giới đều trải qua lạm phát với những mức độ khác nhau. Những nguyên nhân lạm phát đều có điểm chung, nhưng mỗi nền kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt nên lạm phát của mỗi nước lại mang tính chất trầm trọng và phức tạp khác nhau, để thoát khỏi lạm phát, chiến lược chống lạm phát của mỗi quốc gia không thể không xét đến những đặc điểm riêng biệt của mình. Nếu không tính đến những cái riêng của mỗi nước thì giải pháp chung được lựa chọn thường là:
- Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu như đều gắn chặt với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng lớn về ngân sách và có tốc độ tăng lương danh nghĩa cao.
- Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo theo sự suy thoái và thất nghiệp - một cái giá đắt - nên việc kiểm soát tiền tệ và chính sách tài khoá trở nề phức tạp và đòi hỏi thận trọng.
- Các quốc gia thường chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó bằng việc chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, lãi suất, giá vật tư…Đó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

1. Lợi thế tuyệt đối: Khi một đất nước có thể sản xuất một mặt hàng với chi phí thấp hơn nước khác, thì nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất mặt hàng đó.
2. Lợi thế so sánh là: Một nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác.
3. Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ một nước còn lại trên thế giới.
Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Nếu một trong hai tài khoản là có và tài khoản kia là nợ với cùng một quy mô thì cán cân thanh toán bằng không (= 0). Nếu cả hai tài khoản vãng lai và vốn là nợ thì cán cân thanh toán là nợ. Điều này nói lên rằng đất nước chi tiêu nhiều ngoại tệ hơn là thu được ngoại tệ. Cán cân thanh toán bị thâm hụt. Trường hợp ngược lại, cán cân thanh toán là thặng dư.
Cán cân thanh toán là một tài liệu hết sức quan trọng để phân tích những biến đổi kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân tahnh toán sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, do đó ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỉ giá hối đoái.
4. Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng số đơn vị tiền tệ của một nước khác.
5. Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối: Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại nước A.
6. Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỉ giá hối đoái của nó (một lượng tiền khác mà đơn vị tiền ấy có thể trao đổi được hay “giá” của đồng tiền ấy trên thị trường ngoại hối) dốc xuống phía bên phải; tỉ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và càng ít hàng hoá được xuất khẩu hơn.
7. Cung về tiền trên thị trường ngoại hối: Tiền của một nước được cung ứng ra các thị trường ngoại hối khi nhân dân trong nước mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở các nước khác. Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước ấy được đưa vào thị trường quốc tế càng nhiều.
8. Đường cung về tiền được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền ở các thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho giá trị quốc tế (tỉ giá hối đoái) của nó tăng lên. Bất kỳ cái gì làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ có xu hướng làm cho giá trị của nó giảm xuống.
9. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển đường cung - cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối. Các nguyên nhân chủ yếu là:
+ Cán cân thương mại
+ Tỉ lệ lạm phát tương đối
+ Dự trữ và đầu tư ngoại tệ.
10. Tỉ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng (NX): Tỉ giá hối đoái tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trưòng thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên.
11. Hệ thống tỷ giá cố định: Bretton Woods (1944-1971)
Gần cuối thế chiến thứ II một hội nghị đa quốc gia đã được tổ chức ở Bretton Woods New Hampshies (Mỹ) để hoạch định “một hệ thống các tỷ giá hối đoái có trật tự thuận lợi cho luồng thương mại tự do”.
12. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi (linh hoạt) Cho phép các tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn bởi các lực lượng cung và cầu của thị trường, nhưng không có sự can thiệp nào của Chính phủ. Về mặt lý thuyết, các tỷ giá cần điều chỉnh một cách tự động theo những thay đổi trong lạm phát, trong cán cân thương mại và các nguồn vốn và duy trì “sự ngang bằng của sức mua” sao cho có thể mua được một lượng hàng nhất định từ cùng một lượng tiền của một trong hai nước.
13. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (không thuần nhất): Một hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý (hay không thuần nhất) là một hệ thống trong đó tỷ giá hối đoái được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định.
14. Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn vận động hoàn toàn tự do.
- Tác động của chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá trong trường hợp này có thể hạn chế thoái lui đầu tư, như lẽ phải xảy ra trong nền kinh tế đóng, khuyến khích tăng sản lượng.
Tác động của chính sách tài khoá trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn sự tăng lên của tổng cầu sẽ dẫn đến tăng mức giá chung, giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trong nước, giảm xuất khẩu ròng, sản lượng giảm.Tuy vậy, lúc này cán cân thương mại bị thâm hụt. Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho, chính sách tài khoá không thể đạt cùng lúc hai mục tiêu: cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài.
- Tác động của chính sách tiền tệ
Tác động của chính sách tiền tệ rỏ ra kém hiệu lực so với nền kinh tế đóng ở đây tác động của sự mở rộng tiền tệ đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của vốn ra nước ngoài do lãi suất giảm đi.
- Tác động của chính sách phá giá tiền tệ.
Khi ngân hàng Trung ương quyết định phá giá tiền tệ (nghĩa là tăng E, giảm e) thì quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ một cách tương đối trong thị trưòng nước chủ nhà. Xuất khẩu do đó tăng lên và nhập khẩu giảm đi, vì hàng hoá của nước thực hiện chính sách phá giá trở nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, về mặt dài hạn, cũng như trong trường hợp chính sách tài khoá mở rộng, tác động của chính sách phá giá đồng tiền sẽ bị hạn chế, do tổng cầu tăng lên, kéo theo giá cả cũng tăng theo.
Tuy vậy, ý tưởng về một chính sách phá giá dẫn ta đến suy nghĩ rằng, nếu Chính phủ theo đuổi một chính sách đánh giá đồng nội tệ quá cao sẽ gây ra tác hại xấu cho xuất khẩu ròng và do đó dẫn đến sản lượng, giá cả và việc làm trong nước.
15. Tác động của chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt và vốn vận động hoàn toàn tự do.
- Nếu chính sách tài khoá hoặc tiền tệ dẫn đến việc tăng lãi suất, do đó đến tháo lui đầu tư trong một nền kinh tế đóng thì trong nền kinh tế mở tác động đó là giảm xuất khẩu ròng và cũng dẫn đến giảm sản lượng. Nhưng lúc này, tỉ giá hối đoái sẽ là cơ chế chuyển giao tác động chứ không phải là đầu tư hoặc tiêu dùng.
- Chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở, tỉ giá linh hoạt, vốn chuyển động tự do hoàn toàn. Nhưng tác động đó bị hạn chế trong dài hạn, lúc mà giá cả tăng lên, sản lượng lại trở lại mức bình thường song tiền công thực tế và tỉ giá hối đoái đã tăng cùng tốc độ tăng của giá cả.

Về Đầu Trang Go down
NVC
Admin
NVC


Tổng số bài gửi : 119
Join date : 29/03/2011
Age : 32
Đến từ : Quảng Trị

tóm tắt chương 6 - 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tóm tắt chương 6 - 8   tóm tắt chương 6 - 8 EmptyTue 31 May - 15:36

Tks Thư nhá!
Nhưng lần sau kinh nghiệm là post lên mediafire cho các bạn down về! Chứ đừng làm ntn Very Happy
G00d!!!
Về Đầu Trang Go down
https://qc04c.forumvi.com
NVC
Admin
NVC


Tổng số bài gửi : 119
Join date : 29/03/2011
Age : 32
Đến từ : Quảng Trị

tóm tắt chương 6 - 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tóm tắt chương 6 - 8   tóm tắt chương 6 - 8 EmptyTue 31 May - 15:36

Tks Thư nhá!
Nhưng lần sau kinh nghiệm là post lên mediafire cho các bạn down về! Chứ đừng làm ntn Very Happy
G00d!!!
Về Đầu Trang Go down
https://qc04c.forumvi.com
Sponsored content





tóm tắt chương 6 - 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tóm tắt chương 6 - 8   tóm tắt chương 6 - 8 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
tóm tắt chương 6 - 8
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tóm tắt chương 1 -5
» Tóm tắt các chương quản trị học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Góc học tập :: Kinh Tế Học-
Chuyển đến